ATSC, DVB-T2C, ISDBT, DTMBT, DVB-C và DVB-T2, DVB-S2, DVB-T là gì?

Mỗi quốc gia có 1 tiêu chuẩn thu và phát song riêng, ăng ten thi thu hàng ngàn sóng, vậy thì sao biết là từ đài truyền hình VTV, VTC....nào phát?

Do vậy các tiêu chuẩn kỹ thuật ra đời. Gồm có ATSCI ở Mỹ, ISDB-S ở Nhật Bản, DVB-T2 ở Việt Nam.....

Truyền hình Analog có độ phân giải 352 x 288 pixel, còn truyền hình kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay là 720p hay là 1080i và tương lai có thể cao hơn nữa. 

Chất lượng tín hiệu cao nhất mà các đài phát ở Việt Nam đang dùng là 1080i và trước đây là 720p, bao gồm VTV1 HD, VTV3 HD và VTV6 HD. Phổ biến nhất là chất lượng 576i ở nhiều kênh của VTV, VTC, HTV... Các kênh miễn phí bắt được của An Viên có chất lượng ở mức cao hơn một chút là 576p, còn lại thấp hơn là 480p. Có thể thấy truyền hình số đều vượt qua chất lượng 240p/288p của truyền hình analog.

Cổng AV này chỉ truyền tải được hình ảnh lên TV với độ phân giải tối đa là 576i nên chất lượng hình ảnh không cao. Nên thì thiết bị đầu thu hỗ trợ cổng HDMI và AV thì nên chọn HDMI thì sẽ cho chất lượng vượt trội hơn 5 lần.

LDTV, VCD, HTV độ phân giải 240, 288 (SIF)
SDTV, SVCD, DVD, DV độ phân giải 480 “NTSC”, 576 “PAL”
EDTV độ phân giải 480"NTSC-HQ", 576
HDTV, BD, HD DVD, HDV độ phân giải 720p/1080p

Truyền hình SDTV tại Việt Nam hiện nay có độ phân giải cao nhất là 720 điểm chiều ngang x 576  điểm chiều dọc (720x576), trong khi đó truyền hình HDTV có 2 độ phân giải chủ yếu: 1920 điểm ảnh chiều ngang và x1080 điểm chiều dọc (1920x1080) hoặc 1280 điểm ảnh chiều ngang và 720p điểm ảnh chiều dọc (1280x720). Hiện nay, có 3 chuẩn thu phát tín hiệu truyền hình kỹ thuật số: DVB-T2: truyền hình KTS mặt đất, DVB-S2: truyền hình KTS vệ tinh và  DVB-C2: truyền hình KTS cáp. Việt Nam hiện đang áp dụng T2 và S2

https://www.dvb.org/standards


Hiện nay tại Việt Nam có nhiều dịch vụ truyền hình kỹ thuật số :
1. Truyền hình vệ tinh : K+, VTC và AVG (An Viên TV).
2. Truyền hình cáp: VTVcab, SCTV, HTVC,TCTV ,…
3. Truyền hình internet hay còn gọi là IPTV : MyTV(VNPT), NetTV(Viettel), OneTV(FPT).
Công nghệ truyền hình trên thế giới đang phát triển rất nhanh với đa dạng các chuẩn công nghệ số hóa (DVB, ATSC, ISDB, DTMB, IPTV), được chia làm 02 nhóm với 02 phương thức truyền dẫn độc lập là truyền hình quảng bá (tương tự, DVB, ISDB, ATSC,…) và truyền hình internet (IPTV).

DTMB (Digital Terrestrial Multimedia Broadcast) là tiêu chuẩn TV kỹ thuật số cho thiết bị đầu cuối di động và cố định được sử dụng ở Campuchia, Comoros, Trung Quốc đại lục, Cuba, Đông Timor, Hồng Kông, Lào, Macau và Pakistan

DVB-S2 là gì?
DVB-S2 là viết tắt của cụm từ Digital Video Broadcasting – Satellite – Second Generation. Đây là chuẩn truyền hình kỹ thuật số vệ tinh thế hệ thứ 2 của truyền hình số phát qua vệ tinh. DVB-S2 sẽ cho hình ảnh sắc nét có thể lên đến Full HD cùng với âm thanh trung thực sống động, mang đến trải nghiệm nghe nhìn chất lượng cao, ấn tượng.

ATSCI ở Hòa Kỳ  là một bộ tiêu chuẩn được phát triển bởi hệ thống truyền hình nâng cao cho truyền hình kỹ thuật số.
Các tiêu chuẩn của Ủy ban Hệ thống Truyền hình Tiên tiến (ATSC) là một bộ các tiêu chuẩn để truyền hình kỹ thuật số qua các mạng mặt đất, cáp và vệ tinh. Nó phần lớn là sự thay thế cho tiêu chuẩn NTSC tương tự, và giống như tiêu chuẩn đó, được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ, México và Canada. Những người dùng trước đây của NTSC, như Nhật Bản, đã không sử dụng ATSC trong quá trình chuyển đổi truyền hình kỹ thuật số của họ vì họ đã áp dụng hệ thống của riêng họ được gọi là ISDB.

map_sp.jpg (764×497)

ISDB-T (Dịch vụ mặt đất phát sóng kỹ thuật số tích hợp) có nguồn gốc từ tiêu chuẩn ISDB của Nhật Bản, một tiêu chuẩn phát sóng truyền hình kỹ thuật số (cũng như laradio). Ngoài ra còn có ISDB-S (truyền hình vệ tinh) và ISDB-C (cáp).

Rất gần với DVB-T, tính năng chính của ISDB-T là băng thông có thể chia thành 13 phân đoạn thời gian, một số trong đó (1 đến 3) đã được dành riêng cho truyền hình di động kỹ thuật số.

Dựa trên OFDM để cho phép ghép kênh các nguồn khác nhau, chương trình phát sóng diễn ra trong băng tần UHF (chủ yếu là băng tần IV) và mã hóa âm thanh / video thuộc loạiMPEG-2, HDTV tương thích, tiêu chuẩn cũng đề cập đến việc sử dụng MPEG-4.


Giới thiệu qua chuẩn DVB:

Chuẩn DVB ( Digital Video Broadcasting ): Chuẩn DVB được sử dụng ở Châu Âu, truyền tải tín hiệu Video số nén theo chuẩn MPEG-2 qua cáp, vệ tinh và phát truyền hình mặt đất.
Chuẩn DVB có một số đặc điểm như sau:
- Mã hoá Audio tiêu chuẩn MPEG-2 lớp II.
- Mã hoá Video chuẩn MP @ ML.
- Ðộ phân giải ảnh tối đa 720 x 576 điểm ảnh.

Dự án DVB không tiêu chuẩn hoá dạng thức HDTV nhưng hệ thống truyền tải chương trình có khả năng vận dụng với dữ liệu HDTV.
- Hệ thống truyền hình có thể cung cấp các cỡ ảnh 4:3; 16: 9 và 20: 9 với tốc độ khung 50 Mhz.
- Tiêu chuẩn phát truyền hình số mặt đất dùng phương pháp ghép đa tần trực giao (COFDM).

DVB gồm một loạt các tiêu chuẩn. Trong đó cơ bản là:
- DVB-S: Hệ thống truyền tải qua vệ tinh. Hệ thống DVB-S sử dụng phương pháp điếu chế QPSK, mỗi sóng mang cho một bộ phát đáp.
- DVB-C: Hệ thống cung cấp tín hiệu truyền hình số qua mạng cáp, sử dụng các kênh cáp có độ rộng băng thông từ 7 đến 8 Mhz và phương pháp điều chế 64-QAM. DVB-C có mức tỉ số tín hiệu trên tạp âm cao và điều biến kí sinh thấp.
- DVB-T: Hệ thống truyền hình mặt đất với các kênh 8, 7 hoặc 6 Mhz. Sử dụng phương pháp ghép đa tần trực giao có mã (COFDM).

DVB-T[EN300 744], DVB-T2[EN 302755]

DVB-T2 là gì?

DVB-T2, là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Digital Video Broadcasting – Terrestrial, đây là một chuẩn quốc tế về phát sóng số mặt đất, được sử dụng trong truyền hình kĩ thuật số.

Như vậy, kênh DVB-T2 vẫn chính là những kênh chúng ta xem tivi hằng ngày, nhưng được nhà đài truyền phát thông qua đường kỹ thuật số (tức là các tín hiệu truyền hình sẽ được mã hoá rồi mới được truyền đi).

Kênh kỹ thuật số khác với kênh Analog mà bình thường chúng ta vẫn hay xem ở phương thức truyền tải, còn nội dung tất nhiên là hoàn toàn giống nhau.


Ưu điểm của kênh kỹ thuật số đó là tín hiệu ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết do đó cũng cho chất lượng hình ảnh tốt hơn (kênh Analog thì trong điều kiện mưa gió sẽ bị ảnh hưởng, nhoè nhiễu, mất sóng...).


DVB-C là gì?
là viết tắt là " Digital Video Broadcasting - Cable "và nó là DVB tiêu chuẩn liên minh châu Âu cho việc truyền phát sóng của truyền hình kỹ thuật số qua cáp.

Hệ thống này truyền một gia đình MPEG-2 hoặc MPEG-4 kỹ thuật số âm thanh / video dòng kỹ thuật số, sử dụng một ​​điều chế QAM với mã hóa kênh.

Tiêu chuẩn này lần đầu tiên được sản xuất bởi ETSI vào năm 1994, và sau đó trở thành hệ thống truyền tải được sử dụng rộng rãi nhất cho truyền hình cáp kỹ thuật số ở châu Âu. Nó được triển khai trên toàn thế giới trong các hệ thống khác nhau, từ các mạng lưới truyền hình cáp (CATV) xuống hệ thống truyền hình vệ tinh (SMATV).


DVB-T2C là gì?

Nếu như DVB-T2 là một chuẩn thu truyền hình kỹ thuật số, thì DVB-T2C là một chuẩn thu truyền hình có khả năng giải mã được cả tín hiệu truyền hình kỹ thuật số lẫn tín hiệu truyền hình cáp. Nói cách khác, một chiếc tivi có tích hợp DVB-T2C sẽ vừa thu được kênh kỹ thuật số, vừa thu được các kênh truyền hình cáp.

Lợi ích của DVB-T2C như thế nào?
Lợi ích của DVB-T2C như thế nào
Người dùng có thể xem miễn phí kênh chất lượng nét cao với tích hợp DVB-T2C
Nếu tivi nhà bạn có tích hợp DVB-T2C sẽ:

- Thu được các kênh truyền hình kỹ thuật số miễn phí. Số kênh thu được còn phụ thuộc vào vị trí địa lý, chất lượng ăng-ten nhà bạn, cũng như lộ trình phủ sóng tại Việt Nam.

- Nếu nhà bạn đang sử dụng truyền hình cáp, tivi có DVB-T2C sẽ thu thêm miễn phí được nhiều kênh hơn so với gói thuê bao bạn đăng ký.

Ví dụ: Gia đình bạn sử dụng gói truyền hình cáp chỉ xem được 70 kênh truyền hình SD. Nếu tivi có DVB-T2C, bạn sẽ thu thêm được một số kênh nữa, trong đó có các kênh HD mà không cần phải đóng thêm phí thuê bao. Nói cách khác, DVB-T2C là một “mánh khóe” giúp tivi có thể giải mã được tín hiệu cáp độ nét cao (có tính phí) của các nhà mạng truyền hình cáp.

Lưu ý: Tính năng này chỉ là một giải pháp tạm thời, vì đến một lúc nào đó nếu nhà mạng truyền hình cáp khóa đường truyền các kênh tivi độ nét cao, thì lúc đó tivi nhà bạn cũng không thể thu được tín hiệu cáp độ nét cao nữa.

MPTS / SPTS

Luồng truyền MPTS bao gồm một hoặc nhiều chương trình, mỗi chương trình bao gồm một hoặc nhiều luồng gốc và một số luồng khác và chỉ một luồng các chương trình, được gọi là SPTS (Dòng vận chuyển một chương trình).

Mỗi luồng MPTS bao gồm các luồng video, luồng âm thanh, các luồng thông tin đặc biệt của chương trình (PSI) và các gói dữ liệu khác, được tổ chức bởi PSI (Chương trình Đặc biệt của Chương trình). PAT (bảng so sánh chương trình của Hiệp hội Chương trình) và PMT (Bảng Bản đồ Chương trình Bảng Bản đồ Chương trình) trong biểu mẫu thông tin PSI tạo chỉ mục cây, xác định duy nhất từng khung TS bằng PID (Packet ID Package Identyment).

Cho dù đó là SPTS hay MPTS, thành phần của chiều dài gói tin là cố định 188 byte, bao gồm cả "gói tin header" và "payload", bốn byte đầu tiên là tiêu đề gói, chứa một số thông tin của nhóm này. Trong một số trường hợp, khi bạn cần thêm thông tin, bạn cần thêm trường "adaption"


Có 3 loại hình ảnh chính được sử dụng trong các thuật toán nén video khác nhau, đó là I, P và B.

Khái niệm, khác nhau ở các đặc điểm sau:
I ‑ khung hình I là ít nén nhất,  không yêu cầu khung hình video khác để giải mã.
P- Khung hình P ‑ có thể sử dụng dữ liệu từ các khung hình trước để giải nén và nén hơn khung hình I.
B- Khung hình B có thể sử dụng cả khung trước đó và chuyển tiếp để dữ liệu để nén dữ liệu cao nhất.

Điều chế tín hiệu số ( Digital Modulator ) có chức năng chuyển đổi tín hiệu AV ( Auddio / Video ), tín hiệu  HDMI sang tín hiệu RF số ( DVB-T hoặc DVB-C). tín hiệu RF đầu ra rõ nét với độ phân giải 1080p Full HD, chuẩn HD/SD cho TV,   hệ thống bảo vệ CCtV.

untitled_391.png (589×311)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.